Gap Year là gì? Gap Year dài liệu có ảnh hưởng đến hành trình xin Visa du học không?

Dù là trong học tập hay công việc, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy cần nghỉ ngơi hoặc muốn dành thời gian toàn tâm toàn ý suy nghĩ, thực hiện một kế hoạch nào đó. Giữa những bộn bề công việc và học tập, nhiều người chọn cách tạm gác lại tất cả. Đó là Gap year – một hiện tượng phổ biến ở nước ngoài và chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Gap year là gì và liệu có ảnh hưởng gì đến hành trình du học của bạn không? Hãy cùng AAC tìm hiểu qua bài viết sau nhé! 

Những bất lợi và rủi ro của Gap year

Không thể phủ nhận khía cạnh tích cực của Gap year, tuy nhiên với học sinh Việt Nam, Gap year còn liên quan đến nhiều khía cạnh của quá trình du học. Chưa hiểu hết về Gap year, không nắm được yêu cầu tuyển sinh của các trường, tiêu chí xét cấp visa lẫn việc chưa chuẩn bị tâm thế Gap year có thể dẫn đến những hệ lụy, rủi ro không mong muốn.

Với một số quốc gia châu Á như Singapore, Malaysia, Philippines… Gap year có thể không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình du học, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, với các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Úc… vì du học liên quan đến xin thư mời, học bổng, trải qua quá trình xét duyệt visa nghiêm ngặt nên tùy theo tính chất, hoàn cảnh, độ dài Gap year mà sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Trường hợp Gap year có lý do phù hợp, chính đáng hay trong những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, ốm đau… mà có thể chứng minh được không làm ảnh hưởng đến năng lực học tập thường ít ảnh hưởng đến việc xin nhập học và visa. Nhưng với những trường hợp Gap year vì học sinh chán học, bỏ học giữa chừng để đi làm; hay Gap year do nhiều bạn không định hướng rõ ràng – học xong cấp 3 liền chọn “đại” 1 ngôi trường đại học nào đó nhưng giữa chừng lại chán nản, bỏ ngang không có lý do thích hợp và sau 1 thời gian nghỉ học không làm gì để bồi dưỡng kiến thức hay kỹ năng hữu ích gì cho bản thân thì sẽ có 1 sự đánh giá khác. Bởi trường và lãnh sự quán có thể nghi ngờ năng lực học tập và mục đích đi học của học sinh không nghiêm túc. Ngoài ảnh hưởng cơ hội visa, việc xin học bổng với học sinh Gap year có thể cũng khó khăn hơn, một số trường thậm chí từ chối cấp học bổng cho hồ sơ có Gap year mà không có lý do hợp lý.

Với những học sinh không chuẩn bị tinh thần, Gap year có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học tập khi học trễ hơn 1 năm hoặc thậm chí lâu hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Thực tế, một số trường hợp học sinh trì hoãn vào cao đẳng, đại học để luyện tiếng Anh nhưng thay vì chỉ dành 1 năm thì mất đến 2-3 năm do học hành kém hiệu quả làm kéo dài thời gian Gap year. Gap càng dài thì khả năng thuyết phục bạn nghiêm túc đi học và đủ khả năng lĩnh hội kiến thức cũng khó khăn hơn.

Ngoài ra, Gap year cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Bạn có thể thấy thời gian nghỉ ngơi của mình quá thú vị và cuối cùng không muốn quay trở lại với hành trình học tập chính quy.
  • Khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng học tập có thể bị giảm sút, khiến bạn khó điều chỉnh, thích nghi với môi trường học tập.
  • Tiêu hao ngân sách nếu không biết cách quản lý chi tiêu hoặc có ý thức về việc sử dụng đồng tiền hợp lý và tích lũy cho kế hoạch học tập lâu dài.

Gap year không hoàn toàn bất lợi nhưng sẽ khiến kế hoạch học tập bị chậm lại và tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro không đáng có đến kế hoạch học tập và cơ hội visa. Nhiều người gặp khó khăn hoặc tệ hơn là trượt visa do có Gap year quá dài hoặc không có lý do thuyết phục. Do đó, bạn nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi chọn Gap year.

Nếu bạn đã gap year và đang có mong muốn đi du học thì đừng quá lo lắng, bởi vẫn có hướng giải quyết chứ không phải cánh cửa du học đã khép lại. AAC Việt Nam với đội ngũ tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng trải qua hàng trăm hồ sơ khác nhau, đã đưa ra giải pháp và lộ trình du học phù hợp, chắc chắn cho những bạn gặp phải vấn đề Gap year.

Bình luận

Tin tức liên quan